Nhiều chủ nuôi nghĩ rằng mổ hay phẫu thuật là điều rất nguy hiểm và ngại cho thú cưng của mình thực hiện. Tuy nhiên, giống như ở người, việc mổ đẻ cho chó mèo giúp tăng khả năng sinh nở an toàn cho mẹ và con. Mổ đẻ cho chó mèo sẽ giúp:
- Con non không bị chết trong hoặc sau khi sinh do ngạt thở hay nhiễm trùng.
- Con mẹ nhanh thoát khỏi cơn đau đẻ, tránh mất máu và kiệt sức khi rặn đẻ.
Sau đây là một số trường hợp chó mèo nên được mổ đẻ:
- Con mẹ gặp tình trạng khó sinh hay không đẻ được do tử cung có vấn đề.
- Con mẹ yếu không có sức rặn hoặc do con con quá lớn.
- Do bộ phận sinh dục của mẹ bị dị tật không thể đẻ thường.
- Do ngôi thai ngang, thai ngược hay không thể xoay lại.
- Có các hiện tượng bất thường trong giai đoạn thai kỳ như thai bị căng thẳng, âm hộ tiết ra chất dịch bất thường.
- Một số giống vốn có đặc điểm là sinh khó, mức độ nguy hiểm khi sinh của mẹ cao.
- Do chủ nuôi muốn thú cưng của mình đẻ sớm hoặc không muốn thú cưng đẻ thường.
Hầu hết, chó mẹ và mèo mẹ đều phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật này. Tuy nhiên, quá trình hồi phục của chúng sẽ cần được quan tâm và giúp đỡ bởi cả chủ nuôi và bác sĩ thú y. Dưới đây là bảng hướng dẫn chăm sóc thú cưng sau mổ đẻ được phòng khám Thú Y Tên Lửa tổng hợp, các chủ nuôi đừng bỏ qua nhé!
Bên cạnh những thông tin trên, chủ nuôi cũng cần lưu ý những điều quan trọng sau:
- Cơ thể con mẹ sẽ bị giảm nhiệt độ sau phẫu thuật mổ đẻ. Vì vậy, hãy luôn duy trì nhiệt độ cơ thể mẹ từ 38 – 39 độ C bằng cách sử dụng các nguồn nhiệt an toàn như đèn sưởi hồng ngoại.
- Thay tấm lót thường xuyên vì chúng rất dễ bị ướt, giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
- Con mẹ mới sinh cần nhiều nước để sản xuất sữa cho con non. Chủ nuôi nên cho con mẹ uống đủ nước và thay nước sạch thường xuyên.
- Con mẹ mới sinh cần lượng thức ăn gấp 3 lần bình thường để đảm bảo chúng đủ dinh dưỡng hồi phục và để con non.
- Theo dõi vết mổ trên người con mẹ. Kiểm tra vết đỏ, sưng tấy, rỉ nước và bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào khác để thông báo cho bác sĩ thú y. Chủ nuôi cần giữ khu vực này sạch sẽ để tránh nhiễm trùng cục bộ hoặc thậm chí viêm vú (nhiễm trùng và sưng vú).
Với tư cách là chủ nuôi, khi thú cưng mổ đẻ, chúng ta cần liên tục theo dõi các bé trong 24 giờ đầu tiên để đảm bảo các bé không gặp biến chứng và không làm hại con non. Đừng để con mẹ một mình với con mới sinh cho đến khi bé hoàn toàn tỉnh táo, có thể tự đứng vững và các hormone của con mẹ được kích hoạt để tạo ra bản năng làm mẹ tự nhiên.
Vui lòng liên hệ ngay với phòng khám Thú Y Tên Lửa để nhận được sự hỗ trợ kịp thời nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình chăm sóc thú cưng sau mổ đẻ. Thông tin về dịch vụ mổ đẻ, bạn có thể xem tại: https://phongkhamthuytenlua.vn/dich-vu/phau-thuat/.